Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Những điều Nhà thầu cần nắm trong thanh quyết toán công trình

Khi làm hoàn công và quyết toán khối lượng, có một vấn đề mà rất nhiều nhà thầu bị thiệt hại, mặc dù là không lớn (thường dưới 100 triệu) đó là khối lượng công việc thực tế lớn hơn bill hợp đồng. Ở đây mình chỉ đề cập đến trường hợp hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh nhé.
Thường thì khối lượng công việc rất ít khi trùng với bill hợp đồng, lệch tăng hoặc giảm. Trường hợp giảm thì lấy bằng đúng khối lượng thực tế. Trường hợp tăng thì chỉ lấy bằng khối lượng hợp đồng. Những nhà thầu nào chịu khó thì yêu cầu chủ đầu tư duyệt lại khối lượng, tuy nhiên vì giá trị nhỏ nên rất ít Nhà thầu làm điều này. Vậy có cách nào khắc phục không?
Mình xin đề cập các quy định của pháp luật để mọi người tham khảo nhé.

I. Luật đấu thầu 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005


Điều 50: Hình thức theo đơn giá

1. Hình thức theo đơn giá được áp dụng cho những phần công việc chưa đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng hoặc khối lượng.

2. Chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo khối lượng, số lượng thực tế thực hiện trên cơ sở đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh theo quy định tại Điều 57 của Luật này.

Điều 57. Điều chỉnh hợp đồng

1. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá, hình thức hợp đồng theo thời gian và được thực hiện theo quy định sau đây:
b) Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợp đồng;

2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.

3. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.

II. Nghị định 85/2009/ND-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ


Điều 49. Hình thức hợp đồng theo đơn giá

Nguyên tắc thanh toán đối với hình thức đơn giá được quy định tại điều 50 của Luật Đấu thầu, cụ thể như sau:

1. Giá trị thanh toán được tình bằng cách lấy đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá được điều chỉnh nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện.

2. Đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện. Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế nhiều hơn khối lượng vông việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng vông việc này.

Chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.

3. Việc thanh toán phải căn cứ vào các điều khoản thanh toán nêu trong hợp đồng. Chủ đầu tư, cơ quan thanh toán khi tiến hành thanh toán cho nhà thầu cần tuân thủ quy định tại điều 53 Nghị định ngày.

III. Nghị định 48/2010/ND-CP ngày 07/5/2010 hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng

Điểm C khoản 3 điều 15 (giá hợp đồng xây dựng)


c) Giá hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh được xác định trên cơ sở đơn giá cho các công việc đã điều chỉnh do trượt giá theo các thỏa thuận trong hợp đồng nhân với khối lượng công việc tương ứng. Điều chỉnh giá do trượt giá thực hiện theo phương pháp quy định tại khoản 3, 4 Điều 36 Nghị định này;

Khoản 5 điều 18 (thanh toán hợp đồng xây dựng)


5. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định và đơn giá điều chỉnh: được thực hiện trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành (kể cả khối lượng tăng hoặc giảm, nếu có) được nghiệm thu và đơn giá trong hợp đồng hoặc đơn giá đã điều chỉnh do trượt giá theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng.

Khoản 2 điều 34 (Nguyên tắc điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng )

2. Đối với hợp đồng trọn gói, thì chỉ được điều chỉnh hợp đồng cho những khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi hợp đồng đã ký (đối với hợp đồng thi công xây dựng là nằm ngoài phạm vi công việc phải thực hiện theo thiết kế; đối với hợp đồng tư vấn là nằm ngoài nhiệm vụ tư vấn phải thực hiện).

Điều quan trọng là khối lượng tăng hoặc giảm đó phải được các bên ký tá đầy đủ, có hồ sơ hoàn công (được quy định rất rõ tại khoản 1 điểm c điều 19 - Hồ sơ thanh toán hợp đồng XD)
"- Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thực tế (tăng hoặc giảm so với khối lượng trong hợp đồng) trong giai đoạn thanh toán có xác nhận của đại diện bên giao thầu hoặc dại diện Tư vấn (nếu có) và đại diện bên nhận thầu."

Như vậy căn cứ các điều khoản trên thì khi quyết toán công trình mà giá trị quyết toán không vượt quá giá trị hợp đồng thì tất cả khối lượng tăng giảm đều được đưa vào giá trị quyết toán. Phần lớn đều rơi vào trường hợp này. Nhưng khi làm quyết toán thì khối lượng vượt hợp đồng đều bị bỏ ra.
Trường hợp giá trị quyết toán vượt giá trị hợp đồng và nhỏ hơn tổng mức thì trình Chủ đầu tư phê duyệt lại dự toán điều chỉnh để quyết toán.
Trường hợp giá trị quyết toán vượt giá trị hợp đồng và vượt tổng mức thì trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để quyết toán.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Những điểm nhà đầu tư cần chú ý trong Thông tư 183/2015/TT-BTC (dự án của Tỉnh)

Thông tư 183/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư XD - Chuyển giao (BT) quy định tại quyết định số 23/2015/QD-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng chính phủ

1. Quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư gồm 3 loai:

- Đất chưa GPMB thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đẵ được UBND tỉnh phê duyệt sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, Nhà nuocs thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai
- Đất đã giải phóng mặt bằng thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
- Đất của cơ sở nhà, đất thuộc sở hưu nhà nước tại vị trí cũ sử dụng để thanh toán dự án BT đầu tư xây dựng lại công trình mới.
Ở đây mình chỉ giới thiệu về loại thứ nhất: đất chưa GPMB

2. Giá trị của dự án BT

là toàn bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (GPMB); chi phí xây dựng; chi phí QLDA; chi phí tư vấn (TVTK+TVGS...); lãi vay huy động vốn đầu tư; và các chi phí khác (không bao gồm dự phòng KL phát sinh và trượt giá)
Giá trị dự án BT là không thay đổi kể từ ngày CQ nhà nước có thẩm quyền xác định trừ khi có sự điều chỉnh về quy mô, thiết kế kỹ thuật, khoản lãi vay trong phương án tài chính.

3. Xác định quỹ đất để thanh toán:

Giá trị quỹ đất thanh toán là tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê. Việc xác định giá trị quỹ đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

4. Trình tự, thủ tục thanh toán

a. Trường hợp thời điểm giao đất để thanh toán trước khi phê duyệt quyết toán vốn dự án BT (thông thường các dự án đều rơi vào trường hợp này)
- Khi có quyết định giao đất thì các bên ký kết lại PLHD BT ghi nhận giá trị dự án BT đã điều chỉnh do chấm dứt lãi vay huy động vốn đầu tư. Tiền lãi vay kể từ thời điểm vay vốn đến thời điểm giao đất là do nhà nước chịu còn sau thời điểm giao đất là do nhà đầu tư chịu.
Sau khi ký PLHD thì việc thanh toán xác định như sau:
+ Nếu giá trị quỹ đất lớn hơn giá trị dự án BT thì nhà đầu tư phải nộp lại số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước. (ở đây mới so sánh chênh lệch giữa PLHD điều chỉnh so với giá trị quỹ đất thôi chứ không phải tổng giá trị dự án)
Khi dự án hoàn thành và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư thì các bên xác định chênh lệch tổng giá trị quỹ đất (nếu có điều chỉnh) và tổng giá trị dự án BT. Sau đó, nếu giá trị quỹ đất lớn hơn thì NDT nộp tiếp tiền vào ngân sách. Nếu giá trị quỹ đất nhỏ hơn thì nhà nước thanh toán bằng tiền cho NDT, nếu không bố trị được vốn thì thỏa thuận thanh toán quỹ đất khác.
+ Nếu giá trị quỹ đất nhỏ hơn giá trị điều chỉnh PLHD thì số tiền chênh lệch được thanh toán bù trừ cho NDT khi dự án BT quyết toán vốn. Sau khi quyết toán vốn thì hình thức thanh toán tương tự như mục trên.

5. Hồ sơ và thủ tục thanh toán

Hồ sơ được lập theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Thủ tục thanh toán:
UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất để thanh toán cho nhà đầu tư.
UBND tỉnh gửi đề nghị thanh toán đến Sở tài chính.
Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ nhận được đề nghị thanh toán thì Sở tài chính thông báo cho Kho bạc nhà nước tỉnh để thực hiện thanh toán bằng tiền cho Nhà đầu tư hoặc nộp ngân sách từ nhà đầu tư.
Riêng trường hợp NDT thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước về thu tiền sử dụng đât, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì Sở tài chính thông báo số chênh lệch cho Chi cục thuế để ban hanh thông báo nộp tiền cho NDT theo quy định.

6. Xác định diện tích quỹ đất thanh toán tương ứng với nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành

Diện tích quỹ đất thanh toán tương ứng với phần nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành làm căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhà đầu tư.
Định kỳ các bên tiến hành xác nhận khối lượng và giá trị dự án BT hoàn thành (nghiệm thu), thời gian nghiệm thu được quy định tại hợp đồng BT.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Quy định về lập hồ sơ đề xuất đối với dự án PPP do UBND tỉnh phê duyệt

Để lập hồ sơ đề xuất cho dự án theo hình thức BT, thì nhà đầu tư cần căn cứ vào các điểm sau:
Thông tư 02/2016/TT-BKHDT ngày 01/2/2016: Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)

Định nghĩa các khái niệm:
- Đơn vị chuẩn bị dự án: Là đơn vị được Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh giao nhiệm vụ lập đề xuất dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
- Đề xuất dự án là báo cáo được lập theo quy định tại khoản 11 điều 3 nghị định 15/2015/ND-CP. Là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cấn thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Nội dung lập, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án đầu tư được quy định tại điều 5 Thông tư 02/2016/TT-BKHDT ngày 01/2/2016, bao gồm:
Quy trình chi tiết
- Lập đề xuất dự án
- Thẩm định
- Đề xuất, phê duyệt chủ trương sử dụng vốn của NN tham gia dự án (nếu có)
- Thỏa thuận về các nội dung liên quan đến việc giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi
- Công bố đề xuất dự án.

Lập đề xuất dự án:
- Căn cứ điều 16 nghị định 15/2015 và trên cơ sở phụ lục I của Thông tư 02/2016/TT-BKHDT ngày 01/2/2016, gồm các nội dung chính:

A. Thông tin cơ bản của dự án:
B. Căn cứ lập đề xuất dự án
C. Nôi dung đề xuất dự án
I. Sự cần thiết đầu tư dự án
1. Bối cảnh chung
2. Hiện trạng của dự án
3. Các dự án có liên quan
4. Mục tiêu của dự án
5. Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP
II. Thuyết minh về kỹ thuật của dự án
1. Quy mô, công suất của dự án
2. Địa điểm thực hiện dự án
3. Phương án bồi tường, giải phóng mặt bằng, tái định cự
4. Yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp
5. Thiết kế sơ bộ
6. Tổng vốn đầu tư của dự án (xem chương II ND15/2015)
III. Tác độ về môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh
IV. Dự báo nhu cầu
V. Phân tính sơ bộ hiểu quả kinh tế - xã hội của dự án
1. Xác định các yếu tố chi phí và lợi ích về mặt kinh tế - xã hội
2. Sơ bộ phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án thông qua tỷ suất lợi ích và chi phí về kinh tế
3. Kết luận sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
VI. Phân tính tài chính dự án
1. Các thông số đầu vào sử dụng trong mô hình tài chính
2. Các chỉ tiêu tài chính xem xét tính khả thi của dự án
3. Kế luận sơ bộ về tính khả thi tài chính của dự án
VII. Loại hợp đồng dự án
VIII. Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện dự án
Ĩ. Các hỗ trợ của nhà nước
1. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có)
2. Ưu đải, bảo đảm đầu tư
X. Kế hoạch thực hiện dự án
XI. Quản lý thực hiện dự án
1. yêu cầu về phương thức tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
2. Quản lý thực hiện dự án
D. Kết luận và kiến nghị




Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Hồ sơ hoàn công bao gồm những công việc gì?

           Trước tiên chúng ta định nghĩa qua hồ sơ hoàn công là gì?
           Hồ sơ hoàn công là tài liệu, lý lịch của sản phẩm công trình xây dựng, bao gồm các vấn đề từ chủ trương đầu tư đến việc lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, thi công xây dựng công trình và các vấn đề khác có liên quan đến dự án, công trình đó.

         Hồ sơ hoàn công là sơ sở để nghiệm thu chuyển giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và hoàn thành đưa vào sử dụng; Là cở sở để thanh toán, quyết toán công trình và phục vụ kiểm toán; Là căn cứ cho người khai thác sử dụng; giúp cho các cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu, sửa chữa phù hợp đảm bảo tuổi thọ công trình được lâu dài; Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình; Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình; Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng và nâng cấp công trình.


      Hồ sơ hoàn công gồm rất nhiều tài liệu và cũng rất nhiều tác dụng phải không? Và sau đây Mình đã tổng hợp những công việc cơ bản mà chúng ta phải làm đối với vai trò là Nhà thầu thi công:
STT
Danh mục hồ sơ hoàn công
Đối chiếu với các văn bản pháp luật có liên quan
Ghi chú
I
Hồ sơ năng lực nhà thầu


1
Năng lực nhà thầu chính



 - Quyết định lựa chọn nhà thầu

Các mục này thường do bộ phận kế hoạch, nhân sự của công ty thực hiện

 - Hợp đồng


 - Năng lực công ty


 - Năng lực nhân sự tham gia gói thầu

2
Năng lực nhà thầu phụ (nếu có)
Điều 52, 53 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP

 - Quyết định lựa chọn nhà thầu


 - Hợp đồng


 - Năng lực công ty


 - Năng lực nhân sự tham gia gói thầu

3
Nhà thầu thí nghiệm (nếu có)
Điều 51 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP

 - Quyết định lựa chọn nhà thầu


 - Hợp đồng


 - Năng lực công ty


 - Năng lực nhân sự tham gia gói thầu

II
Kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng công trình


1
Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng
Khoản 1 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
Thể hiện trong thuyết minh biện pháp kỹ thuật của hồ sơ dự thầu
2
Mục tiêu và kế hoạch đảm bảo chất lượng
Khoản 2 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
3
Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng
Khoản 3 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
4
Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ
Khoản 4 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
5
Quy trình kiểm tra, giám sát thi công
Khoản 5 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
6
Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng
Khoản 6 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
7
Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công
Khoản 7 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
III
Hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình


1
Bảng kê các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công
Nếu có và theo hướng dẫn tại TCXDVN 371-2006
Đây chính là công việc của những người làm nội nghiệp ở các công trường
2
Bản vẽ hoàn công
Khoản 3 điều 15 thông tư 10/2013/TT-BXD
3
Các biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng
Nếu có
4
Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm
Các yêu cầu kỹ thuật của dự án và các tiêu chuẩn áp dụng
5
Các biên bản nghiệm thu chất lượng thi công
Các yêu cầu kỹ thuật của dự án và các tiêu chuẩn áp dụng
6
Các kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có)
Các yêu cầu kỹ thuật của dự án và các tiêu chuẩn áp dụng
7
Lý lịch thiết bị lắp đặt thiết bị trong công trình (nếu có)

8
Hồ sơ khắc phục sự cố (nếu có)
Điều 40/ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
9
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Điều 20/ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
10
Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công hoặc hoàn thành bộ phân công trình
Điều 21/ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
11
Các chứng chỉ kiểm định chất lượng sản phẩm, chứng chỉ xuất xưởng sản phẩm (nếu có)

12
Nhật ký thi công
13
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
14
Các phụ lục tồn tại cần sửa chữa, khắc phục sau khi đưa công trình vào sử dụng (nếu có)


         Như vậy các bạn đã có cái nhìn tổng quan về Hồ sơ hoàn công rồi đúng không? Tất nhiên mỗi gói thầu cụ thể sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn khi bắt tay vào làm hồ sơ hoàn công.

        Các bạn đã từng làm hồ sơ hoàn công chưa? Nếu đã từng làm và có những kinh nghiệm hay về công việc của mình hoặc có những ý kiến khác về tổng quan hồ sơ hoàn công mà mình đã nêu ở  trên thì có thể cùng chia sẽ với mình bằng cách comment ở phía dưới (tìm hiểu về mình tại đây). Mình rất mong nhận được chia sẽ của các bạn.


Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Những tài liệu cần biết trước khi làm hồ sơ hoàn công là gì?

    Có khi nào các bạn tự hỏi là làm hồ sơ hoàn công phải căn cứ các thủ tục pháp lý gì? ok. Mình sẽ giới thiệu ngay những căn cứ pháp lý để các bạn áp dụng khi triển khai công việc. Những tài liệu cần phải biết bao gồm các loại sau đây:
        
       1. Các thông tư nghị định liên quan:
-                         - Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12 tháng 05 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trình công trì xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. (Những gói thầu nào ký hợp đồng trước ngày 01/7/2015 thì vẫn áp dụng theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng nhé)
        - Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
(Hiện nay Bộ Xây dựng đang dự thảo thông tư mới hướng dẫn NĐ46, chưa ban hành nên chúng ta vẫn áp dụng theo thông tư 10 này)


        2. Các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành ... áp dụng cho các hạng mục công trình.
Mình lấy ví dụ như sau:
Đối với nền đường thì có tiêu chuẩn TVCN 9436-2012
Đố với thi công móng cấp phối đá dăm thì có TCVN 8859:2011
.....
Tùy theo hạng mục công trình của gói thầu mà các bạn thi công để áp dụng cho phù hợp.

         3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án: Quyển này là do TVTK ban hành, lúc mua hồ sơ mời thầu bao giờ cũng có quyển này, cho nên các bạn liên hệ với phòng làm đấu thầu để lấy tài liệu.
        4. Quy định mẫu hồ sơ của Chủ đầu tư:   Tùy theo từng Chủ đầu tư, có Chủ đầu tư họ ban hành luôn tất cả các biểu mẫu hồ sơ hoàn công và Nhà thầu phải áp dụng theo. Nhưng cũng có những Chủ đầu tư không ban hành biểu mẫu, Nhà thầu tự làm theo các mẫu của các dự án đã làm trước đây.
        Mục số 4 là mục mà theo mình là rất quan trọng đấy các bạn (nó ảnh hưởng đến việc in đi in lại hồ sơ hoàn công sau này). Nếu Chủ đầu tư đưa mẫu rồi thì cứ theo đó mà làm. Còn không thì tốt nhất là chúng ta nên làm một bộ mẫu rồi đưa lên cho Họ kiểm tra, họ chấp nhận thì cứ theo đó mà làm để khỏi in đi in lại hồ sơ hoàn công, vừa mất công lại tốn tiền. Nên chọn mẫu hồ sơ từ những công trình lớn mà công ty các bạn đã làm ấy.

      Trên đây là các tài liệu cần thiết trước khi bắt tay vào làm hồ sơ hoàn công. Nếu các bạn có những điều chưa hiểu hoặc có những ý kiến khác thì hãy comment vào phía dưới, chúng ta cùng thảo luận nhé!

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016

Giới thiệu

Chào mừng các bạn đã đến với blog lamhosohoancong.blogspot.com

        Mình tên là Tuấn, người đứng sau blog này. Mình vốn là “dân” cầu đường của Bách khoa Đà Nẵng khóa 2005-2010, ra trường đi làm cũng đã được hơn 6 năm, ngoài việc tự mày mò trong công việc thì còn được các anh chị đi trước chỉ bảo khá nhiều. 

         Chính vì vậy mình muốn qua BLOG này chia sẽ lại những kinh nghiệm về LÀM HỒ SƠ HOÀN CÔNG” nói riêng và làm công tác nội nghiệp nói chung với những bạn mới ra trường, hoặc mới tham gia làm công tác nội nghiệp. Đồng thời cũng mong muốn được học hỏi các kinh nghiệm của các bạn.

            Mình đã và đang làm hồ sơ hoàn công các công trình (chủ yếu là công trình giao thông và công trình thủy lợi). Lúc đầu mới bước vào nghề, mình cũng rất khó khăn trong công việc, phải làm đi làm lại, in đi in lại rất mất thời gian và giấy mực. Thực sự đó là một điều lãng phí mà chúng ta không nên lặp lại. Hè hè! tham ô thì tiền chảy từ túi người này sang túi người khác, chứ lãng phí thì tiền mất đi mà không vào túi ai nên phải tránh một cách tối đa có thể phải không các bạn?

       Trong blog này mình sẽ đề cập đến các nội dung gồm:
- Kinh nghiệm về cách làm hồ sơ hoàn công (bao gồm biên bản nghiệm thu, bản vẽ hoàn công, các phụ lục đo đạc....)
- Kinh nghiệm về sử dụng các lệnh cơ bản trong excel, cad,... để phục vụ công việc.
- Và một số kinh nghiệm khác mà mình đã trải qua về Lập biện pháp thi công, Dự toán xây dựng công trình, điều chỉnh giá hợp đồng....
                       
        Tất cả các nội dung sẽ viết trong các mục trên là kinh nghiệm mà mình thu được trong quá trình làm việc của mình. Ở mỗi bài viết nếu các bạn có những kinh nghiệm hay hơn thì cùng trao đổi để chúng ta càng hoàn thiện hơn nhé. Mình rất mong các bạn cùng chia sẽ các kinh nghiệm trong hoạt động xây dựng cơ bản với mình. Các bạn có thể comment ở phía dưới để cùng nhau trao đổi!