Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Những điểm nhà đầu tư cần chú ý trong Thông tư 183/2015/TT-BTC (dự án của Tỉnh)

Thông tư 183/2015/TT-BTC ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thực hiện thanh toán bằng quỹ đất cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án đầu tư XD - Chuyển giao (BT) quy định tại quyết định số 23/2015/QD-TTg ngày 26/6/2015 của Thủ tướng chính phủ

1. Quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư gồm 3 loai:

- Đất chưa GPMB thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đẵ được UBND tỉnh phê duyệt sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế, Nhà nuocs thực hiện thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai
- Đất đã giải phóng mặt bằng thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt
- Đất của cơ sở nhà, đất thuộc sở hưu nhà nước tại vị trí cũ sử dụng để thanh toán dự án BT đầu tư xây dựng lại công trình mới.
Ở đây mình chỉ giới thiệu về loại thứ nhất: đất chưa GPMB

2. Giá trị của dự án BT

là toàn bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư (GPMB); chi phí xây dựng; chi phí QLDA; chi phí tư vấn (TVTK+TVGS...); lãi vay huy động vốn đầu tư; và các chi phí khác (không bao gồm dự phòng KL phát sinh và trượt giá)
Giá trị dự án BT là không thay đổi kể từ ngày CQ nhà nước có thẩm quyền xác định trừ khi có sự điều chỉnh về quy mô, thiết kế kỹ thuật, khoản lãi vay trong phương án tài chính.

3. Xác định quỹ đất để thanh toán:

Giá trị quỹ đất thanh toán là tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê. Việc xác định giá trị quỹ đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

4. Trình tự, thủ tục thanh toán

a. Trường hợp thời điểm giao đất để thanh toán trước khi phê duyệt quyết toán vốn dự án BT (thông thường các dự án đều rơi vào trường hợp này)
- Khi có quyết định giao đất thì các bên ký kết lại PLHD BT ghi nhận giá trị dự án BT đã điều chỉnh do chấm dứt lãi vay huy động vốn đầu tư. Tiền lãi vay kể từ thời điểm vay vốn đến thời điểm giao đất là do nhà nước chịu còn sau thời điểm giao đất là do nhà đầu tư chịu.
Sau khi ký PLHD thì việc thanh toán xác định như sau:
+ Nếu giá trị quỹ đất lớn hơn giá trị dự án BT thì nhà đầu tư phải nộp lại số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước. (ở đây mới so sánh chênh lệch giữa PLHD điều chỉnh so với giá trị quỹ đất thôi chứ không phải tổng giá trị dự án)
Khi dự án hoàn thành và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư thì các bên xác định chênh lệch tổng giá trị quỹ đất (nếu có điều chỉnh) và tổng giá trị dự án BT. Sau đó, nếu giá trị quỹ đất lớn hơn thì NDT nộp tiếp tiền vào ngân sách. Nếu giá trị quỹ đất nhỏ hơn thì nhà nước thanh toán bằng tiền cho NDT, nếu không bố trị được vốn thì thỏa thuận thanh toán quỹ đất khác.
+ Nếu giá trị quỹ đất nhỏ hơn giá trị điều chỉnh PLHD thì số tiền chênh lệch được thanh toán bù trừ cho NDT khi dự án BT quyết toán vốn. Sau khi quyết toán vốn thì hình thức thanh toán tương tự như mục trên.

5. Hồ sơ và thủ tục thanh toán

Hồ sơ được lập theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.
Thủ tục thanh toán:
UBND tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất để thanh toán cho nhà đầu tư.
UBND tỉnh gửi đề nghị thanh toán đến Sở tài chính.
Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ nhận được đề nghị thanh toán thì Sở tài chính thông báo cho Kho bạc nhà nước tỉnh để thực hiện thanh toán bằng tiền cho Nhà đầu tư hoặc nộp ngân sách từ nhà đầu tư.
Riêng trường hợp NDT thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước về thu tiền sử dụng đât, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì Sở tài chính thông báo số chênh lệch cho Chi cục thuế để ban hanh thông báo nộp tiền cho NDT theo quy định.

6. Xác định diện tích quỹ đất thanh toán tương ứng với nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành

Diện tích quỹ đất thanh toán tương ứng với phần nghĩa vụ tài chính đã hoàn thành làm căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Nhà đầu tư.
Định kỳ các bên tiến hành xác nhận khối lượng và giá trị dự án BT hoàn thành (nghiệm thu), thời gian nghiệm thu được quy định tại hợp đồng BT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét