Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

Hồ sơ hoàn công bao gồm những công việc gì?

           Trước tiên chúng ta định nghĩa qua hồ sơ hoàn công là gì?
           Hồ sơ hoàn công là tài liệu, lý lịch của sản phẩm công trình xây dựng, bao gồm các vấn đề từ chủ trương đầu tư đến việc lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, thi công xây dựng công trình và các vấn đề khác có liên quan đến dự án, công trình đó.

         Hồ sơ hoàn công là sơ sở để nghiệm thu chuyển giai đoạn, nghiệm thu hạng mục công trình và hoàn thành đưa vào sử dụng; Là cở sở để thanh toán, quyết toán công trình và phục vụ kiểm toán; Là căn cứ cho người khai thác sử dụng; giúp cho các cơ quan quản lý trực tiếp công trình nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể, thực trạng ban đầu của công trình nhằm khai thác, sử dụng đúng với khả năng thực tế của công trình và có biện pháp duy tu, sửa chữa phù hợp đảm bảo tuổi thọ công trình được lâu dài; Giúp các cơ quan nghiên cứu cũng như cơ quan thanh tra khi cần thiết tìm lại các số liệu có liên quan đến công trình; Là cơ sở để thiết kế phương án bảo vệ công trình; Là hồ sơ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế, cải tạo, mở rộng và nâng cấp công trình.


      Hồ sơ hoàn công gồm rất nhiều tài liệu và cũng rất nhiều tác dụng phải không? Và sau đây Mình đã tổng hợp những công việc cơ bản mà chúng ta phải làm đối với vai trò là Nhà thầu thi công:
STT
Danh mục hồ sơ hoàn công
Đối chiếu với các văn bản pháp luật có liên quan
Ghi chú
I
Hồ sơ năng lực nhà thầu


1
Năng lực nhà thầu chính



 - Quyết định lựa chọn nhà thầu

Các mục này thường do bộ phận kế hoạch, nhân sự của công ty thực hiện

 - Hợp đồng


 - Năng lực công ty


 - Năng lực nhân sự tham gia gói thầu

2
Năng lực nhà thầu phụ (nếu có)
Điều 52, 53 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP

 - Quyết định lựa chọn nhà thầu


 - Hợp đồng


 - Năng lực công ty


 - Năng lực nhân sự tham gia gói thầu

3
Nhà thầu thí nghiệm (nếu có)
Điều 51 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP

 - Quyết định lựa chọn nhà thầu


 - Hợp đồng


 - Năng lực công ty


 - Năng lực nhân sự tham gia gói thầu

II
Kế hoạch và biện pháp kiểm soát chất lượng công trình


1
Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng
Khoản 1 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
Thể hiện trong thuyết minh biện pháp kỹ thuật của hồ sơ dự thầu
2
Mục tiêu và kế hoạch đảm bảo chất lượng
Khoản 2 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
3
Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng
Khoản 3 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
4
Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ
Khoản 4 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
5
Quy trình kiểm tra, giám sát thi công
Khoản 5 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
6
Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng
Khoản 6 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
7
Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công
Khoản 7 điều 16 thông tư 10/2013/TT-BXD
III
Hồ sơ thi công và nghiệm thu công trình


1
Bảng kê các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công
Nếu có và theo hướng dẫn tại TCXDVN 371-2006
Đây chính là công việc của những người làm nội nghiệp ở các công trường
2
Bản vẽ hoàn công
Khoản 3 điều 15 thông tư 10/2013/TT-BXD
3
Các biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng
Nếu có
4
Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm
Các yêu cầu kỹ thuật của dự án và các tiêu chuẩn áp dụng
5
Các biên bản nghiệm thu chất lượng thi công
Các yêu cầu kỹ thuật của dự án và các tiêu chuẩn áp dụng
6
Các kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm, kiểm định chất lượng công trình (nếu có)
Các yêu cầu kỹ thuật của dự án và các tiêu chuẩn áp dụng
7
Lý lịch thiết bị lắp đặt thiết bị trong công trình (nếu có)

8
Hồ sơ khắc phục sự cố (nếu có)
Điều 40/ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
9
Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng
Điều 20/ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
10
Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công hoặc hoàn thành bộ phân công trình
Điều 21/ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP
11
Các chứng chỉ kiểm định chất lượng sản phẩm, chứng chỉ xuất xưởng sản phẩm (nếu có)

12
Nhật ký thi công
13
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
14
Các phụ lục tồn tại cần sửa chữa, khắc phục sau khi đưa công trình vào sử dụng (nếu có)


         Như vậy các bạn đã có cái nhìn tổng quan về Hồ sơ hoàn công rồi đúng không? Tất nhiên mỗi gói thầu cụ thể sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn khi bắt tay vào làm hồ sơ hoàn công.

        Các bạn đã từng làm hồ sơ hoàn công chưa? Nếu đã từng làm và có những kinh nghiệm hay về công việc của mình hoặc có những ý kiến khác về tổng quan hồ sơ hoàn công mà mình đã nêu ở  trên thì có thể cùng chia sẽ với mình bằng cách comment ở phía dưới (tìm hiểu về mình tại đây). Mình rất mong nhận được chia sẽ của các bạn.


Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Những tài liệu cần biết trước khi làm hồ sơ hoàn công là gì?

    Có khi nào các bạn tự hỏi là làm hồ sơ hoàn công phải căn cứ các thủ tục pháp lý gì? ok. Mình sẽ giới thiệu ngay những căn cứ pháp lý để các bạn áp dụng khi triển khai công việc. Những tài liệu cần phải biết bao gồm các loại sau đây:
        
       1. Các thông tư nghị định liên quan:
-                         - Nghị định số 46/2015/NĐ-CP, ngày 12 tháng 05 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trình công trì xây dựng, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2015. (Những gói thầu nào ký hợp đồng trước ngày 01/7/2015 thì vẫn áp dụng theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng nhé)
        - Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
(Hiện nay Bộ Xây dựng đang dự thảo thông tư mới hướng dẫn NĐ46, chưa ban hành nên chúng ta vẫn áp dụng theo thông tư 10 này)


        2. Các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành ... áp dụng cho các hạng mục công trình.
Mình lấy ví dụ như sau:
Đối với nền đường thì có tiêu chuẩn TVCN 9436-2012
Đố với thi công móng cấp phối đá dăm thì có TCVN 8859:2011
.....
Tùy theo hạng mục công trình của gói thầu mà các bạn thi công để áp dụng cho phù hợp.

         3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án: Quyển này là do TVTK ban hành, lúc mua hồ sơ mời thầu bao giờ cũng có quyển này, cho nên các bạn liên hệ với phòng làm đấu thầu để lấy tài liệu.
        4. Quy định mẫu hồ sơ của Chủ đầu tư:   Tùy theo từng Chủ đầu tư, có Chủ đầu tư họ ban hành luôn tất cả các biểu mẫu hồ sơ hoàn công và Nhà thầu phải áp dụng theo. Nhưng cũng có những Chủ đầu tư không ban hành biểu mẫu, Nhà thầu tự làm theo các mẫu của các dự án đã làm trước đây.
        Mục số 4 là mục mà theo mình là rất quan trọng đấy các bạn (nó ảnh hưởng đến việc in đi in lại hồ sơ hoàn công sau này). Nếu Chủ đầu tư đưa mẫu rồi thì cứ theo đó mà làm. Còn không thì tốt nhất là chúng ta nên làm một bộ mẫu rồi đưa lên cho Họ kiểm tra, họ chấp nhận thì cứ theo đó mà làm để khỏi in đi in lại hồ sơ hoàn công, vừa mất công lại tốn tiền. Nên chọn mẫu hồ sơ từ những công trình lớn mà công ty các bạn đã làm ấy.

      Trên đây là các tài liệu cần thiết trước khi bắt tay vào làm hồ sơ hoàn công. Nếu các bạn có những điều chưa hiểu hoặc có những ý kiến khác thì hãy comment vào phía dưới, chúng ta cùng thảo luận nhé!